Là một trường đại học nghiên cứu tổng hợp công lập ở thành phố Manchester (thuộc đại đô thị Greater Manchester), Vương quốc Anh, được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai trường đại học đã tồn tại song song trước đó là UMIST (Học viện Khoa học và Công nghệ Manchester), và Đại học Victoria Manchester.Cơ sở chính của đại học này nằm ở phía nam của trung tâm thành phố Manchester, hai bên của trục phố chính là Wilmslow và Oxford của Manchester.
Đã có 25 cá nhân được trao giải Nobel xuất phát từ Đại học Manchester (bao gồm các cựu sinh viên và cán bộ), là cơ sở đại học đứng thứ 4 tại Vương quốc Anh tính theo số lượng giải Nobel. Trong đó, có 4 giải Nobel đã được trao cho các cán bộ hiện đang công tác tại trường (nhiều hơn bất kỳ một trường đại học nào khác ở Anh).
Chương trình đào tạo:
1. Dự bị Đại học (International Foundation) là khóa học để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kĩ năng trước khi học Cử nhân tại Đại học Manchester. Các ngành học:
Kĩ thuật và Khoa học,
Nhân văn và Khoa học Xã hội
Khoa học Đời sống
Dược
Tâm lý học
2. International Year 1: Đây là chương trình đào tạo các ngành:
Kế toán Tài chính
Kinh doanh và Quản lý
3. Đại học và sau đại học
Một số các ngành đào tạo nổi bật của đại học Manchester có thể kể tới:
Tâm lý học:
– Top 10 trường đào tạo Tâm lý học tạo UK
– Được công nhận bằng đào tạo bởi Tổ chức tâm lý học tại UK
– Kinh nghiệm giảng dạy hơn 100 năm đào tạo
– 85% sinh viên tốt nghiệp có việc làm hoặc học lên cao
Pharmacy (Dược)
– #5 top trường đạo tạo Pharmacology tại UK theo QS Word University Ranking 2019
– 94% học sinh tốt nghiệp có việc làm hoặc học lên cao trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp
– Trường đại học đầu tiên trao bằng cấp trong ngành Pharmacy
Nursing:
– #3 top đào tạo ngành Nursing trên thế giới và #2 tại UK theo QS World University Rankings 2019
– Có kì thực tập tại các phòng khám chuyên nghiệp
– Học sinh hoàn thành khóa này chỉ cần học thêm 1 năm để lấy bằng Master
Music (Âm nhạc)
– #1 chuyên ngành Music tại UK theo Sunday Times Good University Guide 2020
– Cơ sở vật chất cho sảnh sân khấu, studio được đầu tư hơn 8.2 triệu bảng Anh
Những cá nhân danh tiếng đã và đang làm việc hoặc học tập tại Đại học Manchester:
Ernest Rutherford (1925–1930), Là giáo sư vật lý Langworthy tại Đại học Manchester Victoria (1907 – 1919), nhà vật lý lỗi lạc được coi là cha đẻ của vật lý nguyên tử.
Đã có rất nhiều nhà khoa học và danh nhân nổi tiếng đã và đang làm việc hoặc học tập tại Đại học Manchester, bao gồm 25 cá nhân từng được trao giải Nobel. Những danh nhân nổi tiếng bao gồm John Dalton (cha đẻ của lý thuyết nguyên tử hiện đại), Joseph Thomson (người phát hiện ra điện tử, là cựu sinh viên của Owens College), Ernest Rutherford (giáo sư vật lý Langworthy, người thực hiện thí nghiệm bắn phá nguyên tử và đề xuất mô hình nguyên tử), nhà triết học Ludwig Wittgenstein (từng là cựu sinh viên), George E. Davis (người sáng lập ra ngành kỹ thuật hóa học), Bernard Lovell (cha đẻ của ngành thiên văn vô tuyến), Marie Stopes (nữ nhà khoa học sáng lập ra ngành kiểm soát sinh sản và đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới), Alan Turing (cha đẻ của máy tính điện tử), Tom Kilburn, Frederic Calland Williams (những nhà khoa học tiên phong xây dựng máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới),..
Đại học Manchester cũng là nhiều nguyên thủ quốc gia và các chính trị gia từng tham gia học tập, ví dụ như tổng thống Cộng hòa Ireland Michael D. Higgins, Chaim Weizmann (tổng thống đầu tiên của Israel, nguyên là giảng viên cao cấp của Manchester), Teo Chee Hean (phó thủ tướng Singapore), Ólafur Ragnar Grímsson (tổng thống Iceland),.. Manchester cũng là nơi học tập hoặc làm việc của nhiều danh nhân trong các lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông, ví dụ như Benedict Cumberbatch (diễn viên, người từng đóng vai Alan Turing trong bộ phim The Imitation Game), Anthony Burgess và Robert Bolt (nhà văn, nhà viết kịch),..
Những người được trao giải Nobel
Lĩnh vực Hóa học
Alan Turing (1912 – 1954), nhà khoa học được coi là cha đẻ của máy tính điện tử và trí tuệ nhân tạo, từng là giáo sư tại Đại học Victoria Manchester (1948 – 1954), là một trong những người lãnh đạo dự án xây dựng máy tính điện tử đầu tiên tại Manchester.
Sir Arthur Harden, FRS[1] (12 tháng 10 năm 1865 – 17 tháng 6 năm 1940) là một nhà hóa sinh người Anh. Ông đoạt giải Nobel Hóa học năm 1929 chung với Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin cho những nghiên cứu của họ về quá trình lên men đường và enzyme lên men. [2] [3] Ông là thành viên sáng lập của Hiệp hội Sinh hóa và biên tập viên của tạp chí trong 25 năm.
Ông quyết định theo học hóa học ở Đại học Manchester năm 1903, sau khi làm việc một thời gian trong nhà máy chế tạo linoleum của người cha. Ông đã lấy quyết định này, mặc dù có sự không đồng tình của cha mẹ.
Năm 1922 Hevesy đồng phát minh ra hafnium (72Hf) (tiếng Latinh từ Hafnia chỉ “Copenhagen“, quê hương của Niels Bohr), cùng với Dirk Coster. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev năm 1869 đặt các nguyên tố hóa học vào một hệ thống logic, tuy nhiên một nguyên tố với 72 proton bị khuyết. Dựa trên mô hình nguyên tử của Bohr, Hevesy đi đến kết luận rằng phải có một nguyên tố hóa học ở vị trí đó. Bảo tàng khoáng vật học của Na Uy và Greenland ở Copenhagen cung cấp vật liệu cho nghiên cứu của ông. Phổ đặc trưng tia X từ các mẫu vật chỉ ra một nguyên tố mới tồn tại.